Thời gian tuốt lá mai vàng chính là một cột mốc quan trọng để tạo nên một cây mai đẹp. Khoảng thời gian thích hợp nhất để tuốt lá cho cây mai nở kịp tết là rằm tháng chạp. Nhưng cũng còn phụ thuộc vào thời tiết, giống mai, … chúng ta sẽ lặt lá mai sớm hơn hay muộn hơn so với dự định.
1. Bón phân kích ra nụ
Cuối tháng 10 âm lịch bạn bắt đầu bón thúc cho mai bằng các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Giai đoạn này, bạn cần sử dụng phân vô cơ thì mới có hiệu quả, và bón lặp lại 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Bạn dùng phân lân đơn pha nước tưới hoặc rải trên mặt đất quanh gốc, nhưng không nên bón sát gốc, rải cách gốc 20cm - 30cm hoặc pha loãng với nước để tưới để tránh ảnh hưởng đến rễ cây mai trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, bạn cần tưới đủ nước cho cây mai, nhất là trong giai đoạn sắp ra hoa, cần đảm bảo cây không gặp tình trạng thiếu nước, tưới nước đầy đủ hàng ngày cho cây.
Nếu cây có nhiều cành vô hiệu, cần tiến hành cắt tỉa trước khoảng 40 ngày lặt lá mai, sau đó tiến hành bổ sung dinh dưỡng bằng phân trùn quế, phân hữu cơ dynamic, bounce back... Để dưỡng cây ra hoa không bị mất sức, và cuối cùng là lặt lá cho mai khi đến thời điểm thích hợp.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa mai vàng trong cuộc sống
2. Quan sát nụ hoa và chọn đúng thời điểm lặt lá mai cho Tết 2023
Nếu bạn muốn mai nở rộ cùng một lúc thì bạn lặt lá một lần, nếu muốn mai nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác sẽ nở cho đến khi bung hết các nụ thì bạn phải lặt lá mai xen kẻ khoảng 2, 3 lần.
Thời điểm lặt lá mai theo thời tiết và tình hình nụ hoa
Khi sang đầu tháng 12 âm lịch, khoảng ngày 5 đến ngày 7, tức là ngày 7 - 9 tháng 1 dương lịch năm 2022, bạn cần quan sát thời tiết và nụ hoa mai để canh thời điểm lặt lá mai.
Nếu mai có nụ lớn và trời nắng tốt thì lặt lá mai vào ngày 15 - 20 tháng chạp, tức ngày 17 - 22 tháng 01 dương lịch. Nhưng nếu thời tiết lạnh kéo dài và mai chỉ có những nụ nhỏ thì thời điểm lặt lá mai rơi vào khoảng ngày 13 - 16 tháng chạp, tức ngày 15 - 18 tháng 01 dương lịch.
Tìm hiểu thêm Cách kích nụ mai vàng ra đều, có nên sử dụng thuốc kích nụ mai?
THỜI ĐIỂM LẶT LÁ MAI THEO GIỐNG MAI
Bên cạnh việc canh theo thời tiết và tình hình nụ hoa, bạn còn tùy thuộc vào giống mai để chọn thời điểm lặt lá mai cho thích hợp.
- Với giống mai 5 cánh
Nếu cây mai vàng 5 cánh có nụ hoa còn nhỏ (thường gọi là nụ kim) thì bạn có thể lặt lá sớm hơn, vào khoảng ngày 13 - 14 tháng chạp, tức ngày 15 - 16 tháng 01 dương lịch.
Còn đối với những cây có nụ hoa to hơn, thì có thể bạn sẽ lặt lá trễ hơn vài ngày, từ ngày 16 - 17 tháng chạp, tức ngày 18 - 19 tháng 01 dương lịch. Nếu nụ hoa đã lớn, độ 3 - 4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa thì bạn cần lùi ngày lặt lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng chạp, tức ngày 20 - 22 tháng 01 dương lịch.
- Đối với những giống mai có nhiều hơn 5 cánh
Thường là loại 12 cánh trở lên hoa thường nở muộn hơn so với mai 5 cánh vài ngày nên bạn sẽ phải lặt lá mai sớm hơn khoảng 1 tuần.
Xem thêm cách bón phân cho mai vàng sau tết giúp cây mai nhanh phục hồi
3. Xiết nước trước khi lặt lá mai
Khi hai miếng vỏ ngoài của nụ bắt đầu rụng, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn chọn bắt đầu lặt lá. Trước khi lặt lá bạn cần ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu khô lại.
Trước khi lặt lá khoảng 3 - 4 ngày, bạn cần tiến hành xiết nước tạo môi trường khô hạn, để cây tập quen dần với việc thiếu nước khi bị lặt hết lá, hạn chế thấp nhất tình trạng bị sốc cho cây. Sau khi lặt lá xong sẽ tiến hành tưới nước lại, khi đó mai sẽ bắt đầu ra hoa.
4. Cách lặt lá mai đúng chuẩn
Khi lặt lá bạn cần cẩn thận không nên tuốt vì sẽ làm hư hỏng mầm hoa nằm ở kẽ lá. Để cho cây mai ra hoa đẹp cần phải lặt hết lá trên cây trong ngày nhằm tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi nụ hoa, đảm bảo cây mai nở hoa đồng loạt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở không đúng ngày và nở rải rác.
Khi lặt lá mai, bạn sử dụng thao tác một tay nắm cành hoa, một tay cầm từng lá một giật ngược về phía sau hoặc xuôi theo chiều lá. Sau khi lặt lá cho cây hoa mai cần ngưng tưới nước một vài ngày rồi mới tưới trở lại.
Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng cũng như sự biến động của thời tiết để có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý.
5. Xử lý khi hoa nở muộn
Nếu sau khi lặt lá khoảng 5 - 7 ngày nhưng mai vẫn chưa bung vỏ trấu bao quanh nụ ra hoặc mai vẫn chưa có dấu hiệu nở kịp thì khả năng cao là mai sẽ nở muộn, bạn cần tiến hành kích thích cho nụ.
Lúc này, bạn cần đem mai ra đặt ở những nơi nhiều ánh nắng, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây, sau vài ngày thì bạn tiến hành xử lý cây bằng cách tưới nước.
Khoảng 8h sáng, sử dụng bình phun nước lạnh khắp tán cây mai. Cùng ngày, bạn lựa chọn thời điểm nắng gắt nhất, tiến hành pha bình nước ấm theo công thức 2 sôi : 3 lạnh (khoảng 70 - 80 độ C) và phun đều khắp tán cây. Biện pháp này có thể góp phần cải thiện khoảng 50% nụ hoa nở muộn.
6. Xử lý khi hoa nở sớm
Đối với những năm nhuận, bạn nên lưu ý điều khiển quá trình ra hoa phải lùi lại, lưu ý thêm thời gian lặt lá mai để hạn chế hoa mai nở sớm.
Do đó, sau khi lặt lá mai, bạn chỉ nên tưới nước 1 lần/ ngày vào buổi trưa thay vì tưới nhiều lần như bình thường khi thấy tiết trời nắng hạn bỗng mưa rào bất chợt, vì tiết trời này sẽ khiến nụ trổ hoa sớm.
Bên cạnh đó, khi gặp nắng trở lại bạn cần cho mai đón ánh nắng như bình thường như trước, điều này sẽ giúp mai nở chậm và đúng dịp Tết.
Trong trường hợp mới ngày 20 tháng chạp nhưng hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây có khả năng nở hoa sớm rất cao, bạn cần chuyển cây ngay đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc.
We have a site for sports games. You must be interested.
ice hockey betting
best mma betting app